Theo khảo sát và đánh giá của U.S. NEWS, ĐỨC nằm trong Các quốc gia tốt nhất cho giáo dục năm 2019 được xếp hạng tốt nhất thế giới. 1. Anh – 2. Mỹ – 3. Canada – 4. Đức – 5.Pháp
ĐỊNH CƯ ĐỨC
Bạn có biết Khái niệm về mẫu giáo, hoặc chuyển tiếp mầm non trước khi giáo dục bắt buộc, đã được giới thiệu ở Đức? Thuật ngữ này được Friedrich Froebel đưa ra vào năm 1840. Sau khi hoàn thành giáo dục tiểu học ở bốn lớp, học sinh Đức được khuyến nghị học một trong ba bài học của trường cấp hai dựa trên thành tích học tập:
- “Gymnasium” cho những người chuẩn bị vào thẳng đại học,
- “Realschule”, hoặc trường trung học , cho công việc văn Phòng “White Collar”
- và “Hauptschule”, hoặc trường phổ thông, là dành cho ngành nghề kỹ thuật viên.
Tại Đức người ta không nói về công việc nào tốt so với công việc không tốt (Good job vs bad job).
Người Đức cũng không bao giờ so sánh nhân viên văn phòng với công nhân hay kỹ thuật viên (White collar vs blue collar).
Mục tiêu của người Đức làm cách nào khi mình trưởng thành thì làm cho cuộc sống bản thân tốt đẹp hơn.
Nhiểu người Đức tin rằng học nghề cũng có giá trị ngang như học Đại Học.
Hiện nay có khoảng 60% học sinh Đức chọn học nghề sau khi tốt nghiệp trung học. Những công việc được đào tạo bao gồm như: cơ khí, thợ mộc, làm bánh, vv. Các chương trình này thật sự thành công mà các nơi khác cần học tập.
kết quả là tỉ lệ thất nghiệp tại Đức luôn thấp nhất trong các quốc gia phát triển.
Trong khi tại Mỹ, người ta luôn có thông điệp với bạn trẻ từ nhỏ là muốn phát triển sự nghiệp hay công việc thì phải học đại học, họ tin rằng chỉ có con đường học Đại Học mới mang đến sự thành công sau 4 năm mài dũi trên ghế nhà trường.
Xã hội luôn có sự phân biệt giữa người học đại học và không học đại học.
Kết quả tại Mỹ có đến 54% sinh viên không bao giờ tốt nghiệp đại học và học phí sinh viên ra trường chia đều cho đầu người trung bình nợ 54,000$/sinh viên.
Kết quả là các công ty tại Mỹ luôn khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực lành nghề làm việc tại công ty của họ.
Người Đức cho rằng công việc phải bắt đầu từ hôm nay chứ không phải đợi sau 4 năm mài dũi trên ghế giảng đường đại học.
Người Đức cho rằng công việc để xây dựng cuộc sống bản thân tốt hơn chứ không phài làm việc vì cách nhìn của xã hội.